Công nhận trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia
Lượt xem:
– Bước 1: Căn cứ các tiêu chuẩn quy định về trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, trường tiểu học và UBND cấp xã tiến hành kiểm tra, đánh giá theo các mức độ đạt chuẩn (mức độ 1 hoặc mức độ 2). Xét thấy trường đạt chuẩn quốc gia ở mức độ nào, UBND cấp xã làm văn bản kèm theo biên bản kiểm tra đề nghị UBND cấp huyện tổ chức thẩm định theo mức độ đó.
Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không đúng theo quy định, UBND cấp huyện trả lại hồ sơ hoặc gửi văn bản yêu cầu UBND cấp xã bổ sung cho hợp lệ.
– Bước 2: Trong thời gian 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, UBND cấp huyện quyết định thành lập đoàn kiểm tra và hoàn thành việc thẩm định theo đề nghị của UBND cấp xã.
Đoàn kiểm tra cấp huyện (gồm đại diện các cơ quan chức năng có liên quan do chủ tịch UBND cấp huyện chỉ định) tiến hành thẩm định kết quả kiểm tra, đánh giá của UBND cấp xã. Căn cứ kết quả thẩm định, xét thấy trường đạt chuẩn quốc gia ở mức độ nào, đoàn kiểm tra làm văn bản báo cáo UBND cấp huyện và UBND cấp huyện làm tờ trình đề nghị UBND tỉnh tổ chức thẩm định theo mức độ đó. Hồ sơ gửi về Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả – Sở Giáo dục và Đào tạo. Địa chỉ: đường Lương Thế Vinh, phường Nghĩa Đức, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông; Điện thoại: 05013.544.822 .
Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không đúng theo quy định, UBND tỉnh trả lại hồ sơ hoặc gửi văn bản yêu cầu UBND cấp huyện bổ sung cho hợp lệ.
– Bước 3: Sở Giáo dục và Đào tạo làm tờ trình đề nghị UBND tỉnh thành lập đoàn kiểm tra cấp tỉnh. Trong thời gian 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ trình của Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh quyết định thành lập đoàn kiếm tra và hoàn thành việc thẩm định theo đề nghị của UBND cấp huyện.
Đoàn kiểm tra cấp tỉnh (gồm đại diện các cơ quan chức năng có liên quan do Chủ tịch UBND tỉnh chỉ định) tiến hành thẩm định kết quả kiểm tra, đánh giá của UBND cấp huyện. Căn cứ kểt quả thẩm định, xét thấy trường đạt chuẩn ở mức độ nào, đoàn kiểm tra cấp tỉnh làm văn bản kèm theo biên bản kiểm tra đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh quyết định và cấp Bằng công nhận đạt chuấn quốc gia ở mức độ đó;
– Bước 4: Trong thời gian 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của đoàn kiểm tra cấp tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định và cấp Bằng công nhận đạt chuẩn quốc gia (mức độ 1 hoặc mức độ 2) cho trường tiểu học.
Trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
Thành phần hồ sơ | – Hồ sơ gửi về UBND cấp huyện gồm: + Báo cáo tự kiểm tra của nhà trường theo từng nội dung đã được quy định, có xác nhận của UBND cấp xã; + Văn bản Chủ tịch UBND cấp xã đề nghị UBND cấp huyện kiểm tra, thẩm định; – Hồ sơ gửi về UBND tỉnh (thông qua Sở Giáo dục và Đào tạo) gồm: + Báo cáo tự kiểm tra của nhà trường theo từng nội dung đã được quy định, có xác nhận của UBND cấp xã; + Báo cáo kết quả thẩm định của đoàn kiểm tra cấp huyện; + Văn bản của UBND cấp huyện đề nghị UBND tỉnh kiểm tra, công nhận. Phí, lệ phí: Không |
Số bộ hồ sơ | 01 bộ |
Mẫu đơn, mẫu tờ khai |
Thời hạn giải quyết: 60 ngày làm việc, trong đó:
– UBND cấp huyện: 20 ngày làm việc;
– Sở Giáo dục và Đào tạo: 20 ngày làm việc;
– Chủ tịch UBND tỉnh: 20 ngày làm việc.
- a) Điều kiện đạt chuẩn quốc gia mức độ 1:
Đạt danh hiệu trường tiểu học tiên tiến của năm học trước, đạt các tiêu chuẩn của trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu và các yêu cầu sau:
* Tổ chức và quản lý nhà trường:
– Thực hiện nhiệm vụ của các tổ chuyên môn, tổ văn phòng:
Nhà trường tổ chức định kì các hoạt động trao đổi chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề, tham quan, trao đổi học tập kinh nghiệm với các trường bạn và có báo cáo đánh giá cụ thể đối với mỗi hoạt động này.
– Quản lý hành chính và thực hiện các phong trào thi đua:
+ Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý;
+ Chủ động, sáng tạo và đạt kết quả cao trong việc thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua theo hướng dẫn của ngành và quy định của Nhà nước.
– Quản lý các hoạt động giáo dục:
+ Nhà trường xây dựng kế hoạch hoạt động năm học, học kì, tháng, tuần; có phương hướng phát triển từng thời kì; có biện pháp tổ chức thực hiện kế hoạch đúng tiến độ;
+ Quản lý và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất để phục vụ cho hoạt động dạy, học và các hoạt động giáo dục khác;
+ Các tổ chức, đoàn thể và hội đồng nhà trường được tổ chức và hoạt động có hiệu quả;
+ Nhà trường chấp hành sự chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn, nghiệp vụ của Phòng GDĐT. Thực hiện nghiêm túc báo cáo định kỳ và đột xuất (nếu có) tình hình giáo dục tiểu học ở địa phương với cấp trên theo quy định.
* Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh:
– Năng lực của cán bộ quản lý:
+ Trình độ đào tạo của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng từ cao đẳng sư phạm trở lên; Hiệu trưởng có ít nhất 5 năm dạy học, Phó Hiệu trưởng có ít nhất 3 năm dạy học (không kể thời gian tập sự);
+ Đánh giá Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng hằng năm theo Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học đạt từ mức khá trở lên.
– Số lượng, trình độ đào tạo của giáo viên:
+ Bảo đảm đủ số lượng và cơ cấu giáo viên để dạy các môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Giáo viên dạy các môn thế dục, âm nhạc, mĩ thuật, ngoại ngữ và tin học chưa qua đào tạo sư phạm tiểu học phải được tập huấn và được cấp Chứng chỉ sư phạm tiểu học;
+ Có 100% giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo, trong đó ít nhất 40% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn;
+ Công tác đào tạo, bồi dưỡng: nhà trường có quy hoạch xây dựng đội ngũ, kế hoạch bồi dưỡng để tất cả giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo; thực hiện nghiêm túc chương trình bồi dưỡng thường xuyên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; từng giáo viên có kế hoạch và thực hiện tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; có ít nhất 70% giáo viên được xếp loại khá, giỏi về bồi dưỡng thường xuyên, trong đó có ít nhất 25% giáo viên được xếp loại giỏi về bồi dưỡng thường xuyên, không có giáo viên không hoàn thành kế hoạch.
– Kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên:
+ Có ít nhất 50% giáo viên đạt loại khá trở lên, trong đó có ít nhất 15% giáo viên đạt loại xuất sắc theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học;
+ Có ít nhất 50% giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường, trong đó ít nhất 20% giáo viên đạt danh hiệu dạy giỏi cấp huyện trở lên; không có giáo viên yếu kém về chuyên môn, nghiệp vụ.
* Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học:
– Diện tích, khuôn viên, sân chơi, sân tập:
+ Diện tích, khuôn viên, sân chơi, sân tập thực hiện theo quy định hiện hành tại Điều lệ trường tiểu học;
+ Đối với những trường ở thành phố, thị xã và thị trấn đã được xây dựng từ năm 1997 trở về trước, do điều kiện đặc thù, có thể vận dụng để tính diện tích khuôn viên nhà trường là diện tích mặt bằng sử dụng; có sân chơi, sân tập đảm bảo yêu cầu cho học sinh luyện tập thường xuyên, có hiệu quả; tổ chức được ít nhất 1 buổi/tháng cho học sinh học tập thực tế ở ngoài lớp học;
+ Bảo đảm yêu cầu môi trường sư phạm xanh, sạch, đẹp, yên tĩnh, thoáng mát, thuận tiện cho học sinh học tập, vui chơi; không có hàng quán, nhà ở trong khu vực trường; môi trường xung quanh khu vực trường sạch, đẹp, an toàn;
+ Diện tích sân chơi, sân tập thể dục thể thao (hoặc nhà đa năng) được bố trí, xây dựng theo quy định hiện hành tại Điều lệ trường tiểu học; sân trường có trồng cây bóng mát và có thảm cỏ.
– Phòng học, bảng, bàn ghế cho giáo viên, học sinh:
+ Trường có tối đa không quá 30 lớp; mỗi lớp có tối đa không quá 35 học sinh. Có đủ 1 phòng học/1 lớp. Diện tích phòng học đạt tiêu chuẩn theo quy định hiện hành của Bộ Y tế.
+ Kích thước, vật liệu, kết cấu, kiểu dáng, màu sắc bàn ghế học sinh bảo đảm quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế.
– Khối phòng, trang thiết bị văn phòng phục vụ công tác quản lý, dạy và học.
+ Khối phòng phục vụ học tập, khối phòng hành chính quản trị thực hiện theo quy định hiện hành tại Điều lệ trường tiểu học;
+ Khu nhà bếp, nhà nghỉ (nếu có) phải đảm bảo điều kiện sức khỏe và an toàn, vệ sinh cho học sinh.
– Khu vệ sinh, nhà để xe, hệ thống nước sạch, hệ thống thoát nước, thu gom rác.
+ Khu vệ sinh của cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh đảm bảo yêu cầu an toàn, thuận tiện, sạch sẽ và được xây dựng ở vị trí phù hợp với cảnh quan nhà trường;
+ Có nhà để xe cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và đảm bảo an toàn, tiện lợi.
– Thư viện:
+ Có thư viện đạt chuẩn trở lên theo quy định về tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
+ Hoạt động của thư viện đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, dạy học của cán bộ, giáo viên và học tập của học sinh.
– Thiết bị dạy học và hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học:
Sử dụng thiết bị dạy học trong các giờ lên lớp và tự làm một số đồ dùng dạy học của giáo viên đảm bảo hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp được quy định trong Chương trình giáo dục tiểu học.
* Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội:
– Nhà trường chủ động, tích cực tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức đoàn thể của địa phương để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh trong nhà trường và ở địa phương.
– Nhà trường phối hợp với các tổ chức đoàn thể của địa phương, huy động sự tham gia của cộng đồng để giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc, đạo đức lối sống, pháp luật, nghệ thuật, thể dục thể thao cho học sinh và thực hiện mục tiêu, kế hoạch giáo dục.
– Chăm sóc di tích lịch sử, cách mạng, công trình văn hóa; chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, Mẹ Việt Nam Anh hùng ở địa phương.
– Huy động được sự đóng góp về công sức và tiền của của các tổ chức, cá nhân và gia đình để xây dựng cơ sở vật chất; bổ sung phương tiện, thiết bị dạy và học; khen thưởng giáo viên dạy giỏi, học sinh giỏi và hỗ trợ học sinh nghèo.
* Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục:
– Thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học:
+ Dạy đủ các môn học, đúng chương trình, kế hoạch, đảm bảo yêu cầu của chuẩn kiến thức, kỹ năng; lựa chọn nội dung, thời lượng, phương pháp, hình thức dạy học phù hợp với từng đối tượng và đáp ứng yêu cầu, khả năng nhận thức của từng học sinh;
+ Có ít nhất 50% học sinh học 2 buổi/ngày và có kế hoạch từng năm để tăng số lượng học sinh học 2 buổi/ngày.
– Các hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà trường:
Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp theo kế hoạch với các hình thức phong phú phù hợp với lứa tuổi học sinh và đạt kết quả thiết thực.
– Công tác phổ cập giáo dục tiểu học.
+ Nhà trường đạt các tiêu chí chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1 trở lên; không có hiện tượng tái mù chữ ở địa phương;
+ Tổ chức tốt “Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường”; huy động được 100% từ 6 tuổi vào lớp 1; tỷ lệ học đúng độ tuổi đạt từ 90% trở lên.
– Kết quả xếp loại giáo dục của học sinh:
+ Tỷ lệ học sinh xếp loại giáo dục từ trung bình trở lên đạt ít nhất 96%;
+ Tỷ lệ học sinh xếp loại giáo dục khá, giỏi đạt ít nhất 50%, trong đó loại giỏi đạt ít nhất 15%;
+ Có học sinh tham gia và đạt giải các hội thi, giao lưu do cấp huyện trở lên tổ chức.
+ Tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục thể chất, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
+ Tổ chức khám sức khỏe định kỳ, tiêm chủng cho học sinh;
+ Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động bảo vệ môi trưòng, vui chơi, thể dục thể thao…
– Hiệu quả đào tạo của nhà trường:
+ Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học sau 5 năm học đạt ít nhất 90%;
+ Trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt từ 95% trở lên.
- b) Tiêu chuẩn trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2:
Đạt các yêu cầu để công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia cấp độ 1 và các yêu cầu sau:
* Tổ chức và quản lý nhà trường:
– Quản lý hành chính:
Ứng dụng công nghệ thông tin vào các lĩnh vực quản lý của nhà trường có hiệu quả.
– Quản lý các hoạt động giáo dục, quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên:
+ Thực hiện công tác quản lý một cách sáng tạo, phát huy được khả năng của giáo viên, nhân viên trong việc xây dựng và phát triển nhà trường;
+ Phân công nhiệm vụ cụ thể hằng năm cho từng giáo viên, cán bộ, nhân viên nhà trường trong các hoạt động giáo dục, trong đó có công tác hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và trẻ em gái;
+ Tổ chức cho 100% giáo viên được tham gia bồi dưỡng thường xuyên và sinh hoạt chuyên đề thiết thực và hiệu quả.
* Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh:
– Năng lực của cán bộ quản lý:
+ Trình độ đào tạo của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng từ Đại học Sư phạm trở lên;
+ Đánh giá Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng hàng năm theo Quy định Chuấn hiệu trưởng trường tiểu học đạt mức xuất sắc.
– Số lượng, trình độ đào tạo và năng lực của giáo viên:
+ Có giáo viên chuyên dạy các môn thế dục, âm nhạc, mĩ thuật, ngoại ngữ và tin học; có giáo viên tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh chuyên trách;
+ Có 100% giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo, trong đó ít nhất 70% giáo viên đạt trình độ trên chuấn;
+ Năng lực chuyên môn:
Linh hoạt, sáng tạo trong việc sử dụng các phương pháp tích cực trong dạy học và giáo dục học sinh, hàng năm, giáo viên có sáng kiến kinh nghiệm cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học hoặc kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng đạt loại khá, giỏi từ cấp trường trở lên;
Có kế hoạch giảng dạy riêng cho học sinh giỏi, học sinh yếu của lớp;
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy một cách hiệu quả;
Tham gia đầy đủ các hoạt động chuyên môn, chuyên đề và hoạt động xã hội do nhà trường tổ chức hoặc phối hợp với các cơ quan, đoàn thể tổ chức;
Mỗi giáo viên phải có kế hoạch phấn đấu sau khi được đánh giá theo Chuẩn nghề nghiệp do Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn để không ngừng nâng cao trình độ và năng lực chuyên môn. Kế hoạch này phải được lưu trong hồ sơ cá nhân của giáo viên.
– Kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên:
+ Có ít nhất 75% giáo viên đạt loại khá trở lên, trong đó có ít nhất 25% giáo viên đạt loại xuất sắc theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học;
+ Có ít nhất 60% giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường, trong đó ít nhất 30% giáo viên đạt danh hiệu dạy giỏi cấp huyện trở lên; không có giáo viên yếu kém về chuyên môn, nghiệp vụ.
+ Có ít nhất 90% giáo viên được xếp loại khá, giỏi về bồi dưỡng thường xuyên, trong đó có ít nhất 30% giáo viên được xếp loại giỏi về bồi dưỡng thường xuyên, không có giáo viên không hoàn thành kế hoạch.
* Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học:
– Bàn ghế học sinh:
Đảm bảo theo quy định hiện hành về tiêu chuẩn bàn ghế học sinh trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
– Khối phòng, trang thiết bị phục vụ công tác quản lý, dạy và học
+ Có các phòng riêng biệt để dạy các môn âm nhạc, mĩ thuật và tin học; có phòng thường trực, có phòng đế dạy riêng cho học sinh có khó khăn đặc biệt;
+ Các phòng chức năng có các thiết bị thiết yếu được sắp xếp hợp lý, khoa học để phục vụ các hoạt động của nhà trường và được ghi đầy đủ trong sổ nhật ký;
+ Khu nhà bếp, nhà ăn của học sinh, nhà nghỉ phải đảm bảo điều kiện sức khỏe và an toàn, vệ sinh cho học sinh;
+ Có nơi lưu trữ hồ sơ, tài liệu chung.
– Thư viện phải đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, dạy học của cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và có sổ nhật ký ghi đầy đủ hoạt động của thư viện.
– Thiết bị phục vụ dạy và học:
+ Nhà trường có một số thiết bị hiện đại (máy tính, máy chiếu projector) để phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập;
+ Có tủ đựng hồ sơ, đồ dùng dạy học cho giáo viên và học sinh tại mỗi phòng học;
+ Thiết bị phục vụ dạy học và thiết bị dạy học tự làm được sử dụng hiệu quả cao và được tăng cường, bổ sung hàng năm.
* Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội:
Hàng năm, nhà trường tham mưu với UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là UBND cấp xã) tổ chức tọa đàm, cam kết và kí biên bản giữa nhà trường với các tổ chức đoàn thể, cha mẹ học sinh về việc huy động tối đa trẻ trong độ tuổi đi học, đặc biệt là trẻ có hoàn cảnh khó khăn, trẻ khuyết tật.
* Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục:
– Thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học:
+ Có kế hoạch giáo dục cụ thể để bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, phụ đạo nâng cao trình độ cho học sinh yếu và kế hoạch giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật;
+ Có chủ đề giáo dục mỗi năm học phù hợp với đặc điểm riêng của nhà trường;
+ Có ít nhất 80% học sinh học 2 buổi/ngày và có kế hoạch để tất cả học sinh được học 2 buổi/ngày.
– Hoạt động ngoài giờ lên lớp:
+ Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp theo kế hoạch với các hình thức đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu phát triển của học sinh và đạt kết quả tốt;
+ Tăng cường giáo dục kĩ năng sống phù hợp với lứa tuổi học sinh;
+ Dành thời gian thích hợp cho học sinh được học tập và thực hiện các hoạt động ngoại khóa trong năm học.
– Công tác phổ cập giáo dục tiểu học:
+ Xã nơi trường đóng được công nhận phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ I trở lên. Không có người mù chữ trong độ tuổi;
+ Có kế hoạch và biện pháp cụ thể để huy động tối đa trẻ trong độ tuối tới trường và hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
– Kết quả xếp loại giáo dục của học sinh:
+ Tỷ lệ học sinh xếp loại giáo dục từ trung bình trở lên đạt ít nhất 98%;
+ Tỷ lệ học sinh xếp loại giáo dục khá, giỏi đạt ít nhất 70%, trong đó loại giỏi đạt ít nhất 25%;
+ Có học sinh tham gia và đạt giải trong các hội thi, giao lưu do cấp tỉnh trở lên tổ chức.
– Tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục thể chất, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
+ Tăng cường các hoạt động vui chơi, luyện tập thể dục thể thao nhằm phát triển thể chất cho học sinh; phát hiện, tạo điều kiện và bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu;
+ Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn.
– Hiệu quả đào tạo của nhà trường:
+ Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học sau 5 năm đạt ít nhất 95%;
+ Trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt từ 98% trở lên.
Căn cứ pháp lý của TTHC:
Thông tư số 59/2012/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiếu, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gi