Công nhận trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn Quốc gia
Lượt xem:
– Bước 1: Trường phổ thông có nhiều cấp học sau khi tự kiểm tra, xét thấy đủ điều kiện đạt chuẩn, nhà trường báo cáo và nộp hồ sơ về Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả – Sở Giáo dục và Đào tạo. Địa chỉ: đường Lương Thế Vinh, phường Nghĩa Đức, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông; Điện thoại: 05013.544.822.
– Bước 2: Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ và làm tờ trình đề nghị UBND tỉnh thành lập đoàn kiểm tra công nhận trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia.
Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra, đánh giá theo các tiêu chuẩn quy định tại chương II của Quy chế công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phố thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia ban hành kèm theo Thông tư số 47/2012/TT-BGDĐT và kết quả tự kiểm tra của nhà trường. Nếu thấy đủ điều kiện đạt chuẩn, trưởng đoàn kiểm tra báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.
– Bước 3: Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định công nhận trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia. Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch UBND tỉnh sẽ tổ chức thẩm tra báo cáo của đoàn kiểm tra để quyết định công nhận hay không công nhận trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia.
Trực tiếp hoặc qua bưu điện
Thành phần hồ sơ | * Hồ sơ nộp cho Sở Giáo dục và Đào tạo: – Văn bản của nhà trường đề nghị được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia; – Báo cáo thực hiện các tiêu chuẩn kèm theo sơ đồ cơ cấu các khối công trình của nhà trường; – Biên bản tự kiểm tra của trường. * Hồ sơ trình lên Chủ tịch UBND tỉnh: Các thành phần hồ sơ như trên và Biên bản kiểm tra của đoàn kiểm tra cấp tỉnh. Phí, lệ phí: Không. |
Số bộ hồ sơ | 01 bộ |
Mẫu đơn, mẫu tờ khai |
Thời hạn giải quyết: Không quy định.
Đạt danh hiệu tiên tiến năm liền kề với năm đề nghị công nhận trường trung học đạt chuẩn quốc gia và đạt 5 tiêu chuẩn sau:
* Tiêu chuẩn 1 – Tổ chức và quản lý nhà trường
– Lớp học:
+ Tối đa không quá 45 lớp, đảm bảo đủ các khối lớp của cấp học;
+ Số lượng học sinh/lớp tối đa không quá 45 học sinh;
– Tổ chuyên môn:
+ Các tổ chuyên môn được thành lập và hoạt động theo quy định hiện hành của Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trương phố thông có nhiều cấp học (sau đây gọi chung là Điều lệ trường trung học);
+ Hàng năm đề xuất được ít nhất hai chuyên đề chuyên môn có tác dụng nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy – học;
+ Có kể hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mỗi giáo viên và của cả tổ chuyên môn; đạt các qui định về đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo;
– Tổ văn phòng:
+ Đảm nhận các công việc: văn thư, kế toán, thủ quỹ, y tế trường học, bảo vệ và phục vụ các hoạt động của nhà trường theo quy định hiện hành của Điều lệ trường trung học;
+ Quản lý hệ thống hồ sơ, sổ sách của nhà trường. Hướng dẫn sử dụng theo quy định của Điều lệ trường trung học và những quy định trong hướng dẫn sử dụng của từng loại sổ;
– Hội đồng trường và các hội đồng khác trong nhà trường:
Hội đồng trường và các hội đồng khác trong nhà trường được thành lập và thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định hiện hành của Điều lệ trường trung học; hoạt động có kế hoạch, nền nếp, đạt hiệu quả thiết thực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, xây dựng nền nếp kỷ cương của nhà trường.
– Tổ chức Đảng và các đoàn thể:
+ Tổ chức Đảng trong nhà trường đạt tiêu chuẩn trong sạch, vững mạnh. Những trường chưa có tổ chức Đảng cần có kế hoạch và đạt chỉ tiêu cụ thể về phát triển đảng viên trong từng năm học và xây dựng tổ chức cơ sở Đảng;
+ Các đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường được công nhận vững mạnh về tổ chức, có nhiều đóng góp trong các hoạt động ở địa phương;
* Tiêu chuẩn 2 – Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên:
– Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng đạt tiêu chuẩn theo quy định hiện hành của Điều lệ trường trung học; thực hiện tốt quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; được cấp quản lý giáo dục trực tiếp xếp loại từ khá trở lên theo qui định hiện hành về chuẩn hiệu trưởng trường trung học.
Đối với Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng trường trung học phổ thông chuyên thực hiện theo quy định hiện hành của Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông chuyên.
– Có đủ giáo viên các bộ môn đạt trình độ chuẩn đào tạo theo quy định, trong đó có ít nhất 30% giáo viên đạt tiêu chuẩn dạy giỏi từ cấp cơ sở trở lên; có 100% giáo viên đạt chuẩn loại khá trở lên theo quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học.
– Có đủ viên chức phụ trách thư viện, phòng học bộ môn, phòng thiết bị dạy học được đào tạo hoặc bồi dưỡng đủ năng lực nghiệp vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ.
* Tiêu chuẩn 3 – Chất lượng giáo dục:
Một năm trước khi được đề nghị công nhận và trong thời gian 5 năm được công nhận trường trung học đạt chuẩn quốc gia, tối thiếu phải đạt các chỉ tiêu sau:
– Tỷ lệ học sinh bỏ học và lưu ban hàng năm không quá 5%, trong đó tỷ lệ học sinh bỏ học không quá 1%.
– Chất lượng giáo dục:
+ Học lực:
Số học sinh xếp loại giỏi đạt từ 3% trở lên;
Số học sinh xếp loại khá đạt từ 35% trở lên;
Số học sinh xếp loại yếu, kém không quá 5%;
+ Hạnh kiểm:
Số học sinh xếp loại khá, tốt đạt từ 80% trở lên;
Số học sinh xếp loại yếu không quá 2%;
– Các hoạt động giáo dục:
+ Thực hiện quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về thời gian tổ chức, nội dung các hoạt động giáo dục ở trong và ngoài giờ lên lớp.
+ Hoàn thành nhiệm vụ được giao trong kế hoạch phổ cập giáo dục của địa phương.
+ Đảm bảo các điều kiện để cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh sử dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà trường, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá. Cán bộ quản lý, giáo viên đều sử dụng được máy vi tính trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập nâng cao nghiệp vụ.
* Tiêu chuẩn 4 – Tài chính, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học.
– Thực hiện quy định công khai điều kiện dạy học, chất lượng giáo dục, quản lý tài chính, tài sản, tự chủ tài chính, các nguồn kinh phí được đầu tư, hỗ trợ của nhà trường theo qui định hiện hành.
– Khuôn viên nhà trường được xây dựng riêng biệt, có tường rào, cổng trường, biển trường; các khu vực trong nhà trường được bố trí hợp lý, luôn sạch, đẹp. Đủ diện tích sử dụng để đảm bảo tổ chức các hoạt động quản lý, dạy học và sinh hoạt.
+ Các trường nội thành, nội thị có diện tích sử dụng ít nhất từ 6m2/học sinh;
+ Các trường khu vực nông thôn có diện tích sử dụng ít nhất từ 10m2/học sinh;
+ Đối với trường trung học được thành lập từ sau năm 2001 phải bảo đảm có diện tích mặt bằng theo qui định hiện hành của Điều lệ trường trung học;
– Có đầy đủ cơ sở vật chất theo quy định hiện hành của Điều lệ trường trung học.
– Cơ cấu các khối công trình trong trường bao gồm:
+ Khu phòng học, phòng bộ môn:
Có đủ số phòng học cho mỗi lớp học (không quá 2 ca mỗi ngày); diện tích phòng học, bàn ghế học sinh, bàn ghế giáo viên, bảng đúng quy cách; phòng học thoáng mát, đủ ánh sáng, an toàn;
Có phòng y tế trường học đảm bảo theo quy định hiện hành về hoạt động y tế trong các trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;
+ Khu phục vụ học tập:
Có các phòng học bộ môn đạt tiêu chuẩn theo quy định hiện hành của Qui định về phòng học bộ môn; phòng thiết bị dạy học, phòng thí nghiệm với đầy đủ trang thiết bị dạy học;
Có thư viện theo tiêu chuẩn quy định về tổ chức và hoạt động của thư viện trường học, chú trọng phát triển nguồn tư liệu điện tử gồm: tài liệu, sách giáo khoa, giáo án, câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra, đề thi cập nhật thông tin về giáo dục trong và ngoài nước đáp ứng yêu cầu tham khảo của giáo viên và học sinh;
Có phòng truyền thống; khu luyện tập thể dục thể thao; phòng làm việc của Công đoàn; phòng hoạt động của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh đổi với trường trung học cơ sở và trường phổ thông có nhiều cấp học;
+ Khu văn phòng:
Có phòng làm việc của Hiệu trưởng, phòng làm việc của từng Phó Hiệu trưởng, văn phòng nhà trường, phòng họp hội đồng giáo dục nhà trường, phòng họp từng tổ bộ môn, phòng thường trực, kho;
Khu sân chơi sạch, đảm bảo vệ sinh và có cây bóng mát;
Khu vệ sinh được bố trí hợp lý, riêng cho giáo viên, học sinh nam, học sinh nữ, không làm ô nhiễm môi trường ở trong và ngoài nhà trường;
Có khu để xe cho giáo viên, cho từng khối lớp hoặc từng lớp trong khuôn viên nhà trường, đảm bảo trật tự, an toàn;
Có đủ nước sạch cho các hoạt động dạy học, nước sử dụng cho giáo viên, học sinh; có hệ thống thoát nước hơp vệ sinh;
Có hệ thống công nghệ thông tin kết nối internet đáp ứng yêu cầu quản lý và dạy học; có Website thông tin trên mạng internet hoạt động thường xuyên, hỗ trợ có hiệu quả cho công tác dạy học và quản lý nhà trường.
* Tiêu chuẩn 5 – Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội:
– Nhà trường chủ động phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước, các đoàn thể, tổ chức ở địa phương đề xuất những biện pháp cụ thể nhằm thực hiện chủ trương và kế hoạch phát triển giáo dục địa phương.
– Ban đại diện cha mẹ học sinh được thành lập và hoạt động theo quy định hiện hành về tổ chức và hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh, hoạt động có hiệu quả trong việc kết hợp với nhà trường và xã hội để giáo dục học sinh.
– Mối quan hệ và thông tin giữa nhà trường, gia đình và xã hội được duy trì thường xuyên, kịp thời, chặt chẽ, tạo nên môi trường giáo dục lành mạnh, phòng ngừa, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực, vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường.
– Huy động hợp lý và có hiệu quả sự tham gia của gia đình và cộng đồng vào các hoạt động giáo dục, tăng cường điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị để nâng cao hiệu quả giáo dục của nhà trường.
Căn cứ pháp lý của TTHC
Thông tư số 47/2012/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia.