Cấp giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục mầm non

Lượt xem:


– Bước 1: Trường mầm non gửi hồ sơ đăng ký đánh giá ngoài tới Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo mà trường trực thuộc;

Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã (sau đây gọi chung là Phòng Giáo dục và Đào tạo) có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra, thẩm định hồ sơ đăng ký đánh giá ngoài của trường mầm non; thông báo bằng văn bản cho trường mầm non biết hồ sơ được chấp nhận hoặc yêu càu tiếp tục hoàn thiện; gửi hồ sơ đăng ký đánh giá ngoài của trường mầm non đã được chấp nhận nộp về Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả – Sở giáo dục và Đào tạo. Địa chỉ: Đường Lương Thế Vinh, Phường Nghĩa Đức, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông; Điện thoại: 05013.544.822;

– Bước 2: Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đăng ký đánh giá ngoài của trường mầm non từ Phòng Giáo dục và Đào tạo, của trường mầm non trực thuộc; thông báo bằng văn bản cho Phòng Giáo dục và Đào tạo, trường mầm non trực thuộc biết hồ sơ được chấp nhận hoặc yêu cầu tiếp tục hoàn thiện;

– Bước 3: Sở Giáo dục và Đào tạo thành lập đoàn đánh giá ngoài trường mầm non.

Đoàn đánh giá ngoài thực hiện đánh giá ngoài trường mầm non theo quy định.

Dự thảo báo cáo đánh giá ngoài phải được gửi cho trường mầm non được đánh giá ngoài để tham khảo ý kiến. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được dự thảo báo cáo đánh giá ngoài, nếu trường mầm non không có ý kiến phản hồi thì xem như đã đồng ý.

– Bước 4: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến phản hồi của trường mầm non được đánh giá ngoài, đoàn đánh giá ngoài có văn bản thông báo cho trường mầm non biết những ý kiến tiếp thu hoặc bảo lưu. Trường hợp bảo lưu ý kiến, đoàn đánh giá ngoài phải nêu rõ lý do.

Báo cáo đánh giá ngoài chính thức được đăng tải trên website của Sở Giáo dục và Đào tạo.

– Bước 5: Căn cứ kết quả đánh giá ngoài, trong thời hạn 20 ngày làm việc, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo ra quyết định cấp giấy chứng nhận chất lượng giáo dục cho trường mầm non.

Kết quả kiểm định chất lượng giáo dục của trường mầm non được công bố công khai trên website của Sở Giáo dục và Đào tạo.

Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

Thành phần hồ sơ

– Công văn đăng ký đánh giá ngoài của trường mầm non;

– Báo cáo tự đánh giá của trường mầm non (2 bản).

Lệ phí: Không

Số bộ hồ sơ
01 bộ
Mẫu đơn, mẫu tờ khai

40 ngày làm việc kể từ khi dự thảo báo cáo đánh giá ngoài được gửi đến trường mầm non để lấy ý kiến phản hồi.

Trường mầm non đã được đánh giá ngoài và đạt các tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.

Trường mầm non được đánh giá và công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường mầm non với 3 cấp độ:

  1. a) Cấp độ 1: Trường mầm non có ít nhất 60% tiêu chí đạt yêu cầu;
  2. b) Cấp độ 2: Trường mầm non có từ 70% đến dưới 85% tiêu chí đạt yêu cầu, trong đó phải đạt được các tiêu chí sau:

–  Tiêu chuẩn 1 gồm các tiêu chí: 1, 2, 4, 7.

–  Tiêu chuẩn 2 gồm các tiêu chí: 1, 2, 5.

– Tiêu chuẩn 3 gồm các tiêu chí: 3, 6.

– Tiêu chuẩn 4 gồm tiêu chí: 1.

– Tiêu chuẩn 5 gồm các tiêu chí: 1, 2, 3, 4, 5.

  1. c) Cấp độ 3: Trường mầm non có ít nhất 85% tiêu chí đạt yêu cầu, trong đó phải đạt được các tiêu chí quy định ở cấp độ 2.

Cụ thể như sau:

Tiêu chuẩn 1; Tổ chức và quản lý nhà trường

  1. Cơ cấu tổ chức hộ máy của nhà trường theo quy định tại Điều lệ trường mầm non.
  2. a) Có Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng và các hội đồng (hội đồng trường đối với trường công lập, hội đồng quản trị đối với trường dân lập, tư thục, hội đồng thi đua khen thưởng và các hội đồng khác);
  3. b) Có các tổ chuyên môn và tổ văn phòng;
  4. c) Có tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội khác.
  5. Lớp học, số trẻ, địa điểm trường theo quy định của Điều lệ trường mầm non.
  6. a) Lớp học được tổ chức theo quy định;
  7. b) Số trẻ trong một nhóm, lớp theo quy định;
  8. c) Địa điểm đặt trường, điểm trường theo quy định.
  9. Chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và cơ quan quản lý giáo dục các cấp; bảo đảm Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường.
  10. a) Thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của cấp ủy Đảng, chấp hành sự quản lý hành chính của chính quyền địa phương, sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan quản lý giáo dục;
  11. b) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất theo quy định;
  12. c) Bảo đảm Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường.
  13. Bảo đảm an ninh trật tự, an toàn cho trẻ và cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.
  14. a) Có phương án cụ thê bảo đảm an ninh trật tự trong nhà trường;
  15. b) Có phương án cụ thể phòng chống tai nạn thương tích; phòng chống cháy nổ; phòng chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm trong nhà trường;
  16. c) Bảo đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ và cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong phạm vi nhà trường.

Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ

  1. Năng lực của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trong quá trình triển khai các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.
  2. a) Có thời gian công tác theo quy định tại Điều lệ trường mầm non; có bằng trung cấp sư phạm mầm non trở lên; đã được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục và lý luận chính trị theo quy định;
  3. b) Được đánh giá hằng năm đạt từ loại khá trở lên theo Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường mầm non;
  4. c) Có năng lực quản lý và tổ chức các hoạt động của nhà trường, nắm vững Chương trình Giáo dục mầm non; có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý và chỉ đạo chuyên môn.
  5. Số lượng, trình độ đào tạo và yêu cầu về kiến thức của giáo viên.
  6. a) Số lượng giáo viên theo quy định;
  7. b) 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn được đào tạo trở lên, trong đó có ít nhất 30% giáo viên trên chuẩn về trình độ đào tạo đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo và ít nhất 40% đối với các vùng khác;
  8. c) Có hiểu biết về văn hóa và ngôn ngữ dân tộc phù hợp với địa bàn công tác và có kiến thức cơ bản về giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật.
  9. Trẻ được tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục và được bảo đảm quyền lợi theo quy định.
  10. a) Được phân chia theo độ tuổi;
  11. b) Được tổ chức bán trú và học 2 buổi/ngày;
  12. c) Được bảo đảm quyền lợi theo quy định.

Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi

  1. Phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ và hiên chơi bảo đảm yêu cầu.
  2. a) Phòng sinh hoạt chung (có thể dùng làm nơi tổ chức ăn, ngủ cho trẻ) bảo đảm các yêu cầu theo quy định tại Điều lệ trường mầm non, có đủ đồ dùng, đồ chơi, học liệu cho trẻ hoạt động; có tranh ảnh, hoa, cây cảnh trang trí đẹp, phù hợp;
  3. b) Phòng ngủ bảo đảm diện tích trung bình cho một trẻ và có các thiết bị theo quy định tại Điều lệ trường mầm non;
  4. c) Hiên chơi (vừa có thế là nơi tổ chức ăn trưa cho trẻ) bảo đảm quy cách và diện tích trung bình cho một trẻ theo quy định tại Điều lệ trường mầm non; lan can của hiên chơi có khoảng cách giữa các thanh gióng đứng không lớn hơn 0,1m.
  5. Các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi theo Tiêu chuẩn kỹ thuật Đồ dùng – Đồ chơi – Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non.
  6. a) Có đủ thiết bị, đồ dùng, đồ chơi theo quy định và sử dụng có hiệu quả trong nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ;
  7. b) Các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi ngoài danh mục quy định phải bảo đảm tính giáo dục, an toàn, phù hợp với trẻ;
  8. c) Hằng năm sửa chữa, thay thế, bổ sung, nâng cấp thiết bị, đồ dùng, đồ chơi.

Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội

  1. Nhà trường chủ động phối hợp với cha mẹ trẻ để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
  2. a) Có Ban đại diện cha mẹ trẻ em theo quy định tạỉ Điều lệ trường mầm non;
  3. b) Có các biện pháp và hình thức phù hợp để tuyên truyền, hướng dẫn cha mẹ trẻ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ khi ở nhà;
  4. c) Giáo viên phụ trách nhóm trẻ, lớp mẫu giáo và gia đình thường xuyên trao đổi thông tin về trẻ.

Tiêu chuẩn 5: Kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ

  1. Trẻ có sự phát triển về thể chất phù hợp với độ tuổi.
  2. a) Chiều cao, cân nặng phát triển bình thường;
  3. b) Thực hiện được các vận động cơ bản, có khả năng phối hợp các giác quan và vận động;
  4. c) Có khả năng làm được một số việc tự phục vụ trong ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân, có kỹ năng tốt trong ăn uống, giữ gìn sức khỏe.
  5. Trẻ có sự phát triển về nhận thức phù hợp với độ tuổi.
  6. a) Thích tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh;
  7. b) Có sự nhạy cảm, có khả năng quan sát, ghi nhớ, so sánh, phán đoán, phát hiện và giải quyết vấn đề;
  8. c) Có một số hiểu biết ban đầu về bản thân, về con người, sự vật, hiện tượng xung quanh và một số khái niệm.
  9. Trẻ có sự phát triển về ngôn ngữ phù hợp với độ tuổi.
  10. a) Nghe và hiểu được các lời nói trong giao tiếp hằng ngày;
  11. b) Có khả năng diễn đạt sự hiểu biết, tình cảm, thái độ bằng lời nói;
  12. c) Có một số kỹ năng ban đầu về đọc và viết.
  13. Trẻ có sự phát triển về thẩm mỹ phù hợp với độ tuổi.
  14. a) Chủ động, tích cực, hứng thú tham gia các hoạt động văn nghệ;
  15. b) Có một số kỹ năng cơ bản trong hoạt động âm nhạc và tạo hình;
  16. c) Có khả năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc trong các hoạt động âm nhạc và tạo hình.
  17. Trẻ có sự phát triển về tình cảm và kỹ năng xã hội phù hợp với độ tuổi.
  18. a) Tự tin, biết bày tỏ cảm xúc và ý kiến cá nhân;
  19. b) Thân thiện, chia sẻ, hợp tác với bạn bè trong các hoạt động sinh hoạt, vui chơi, học tập;
  20. c) Mạnh dạn trong giao tiếp với những người xung quanh, lễ phép với người lớn.

Căn cứ pháp lý của TTHC:

Thông tư số 25/2014/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục, quy trình, chu kỳ kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non.