Nâng cao chất lượng hoạt động các cơ sở giáo dục nâng cao mức độ hài lòng học sinh, cha, mẹ học sinh, Ngành giáo dục tỉnh Đắk Nông
Lượt xem:
Thực hiện Kế hoạch số 55/KH- SGDĐT ngày 23/5/2022 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai thực hiện Đề án “Đo lường sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ giáo dục công trên địa bàn tỉnh Đắk Nông năm 2022”; Công văn 838/SGDĐT-HĐKSCT, ngày 27/5/2022 về việc hướng dẫn triển khai tổ chức điều tra đo lường sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ giáo dục công năm 2022; theo đó Hội đồng kahỏ sát cấp tỉnh chọn 03 huyện/thành phố thuộc ba nhóm phát triển, trung bình và huyện khó khăn, mỗi huyện chọn 01 trường đại diện cho mỗi cấp học.
Năm 2022, huyện Đắk Glong, huyện Krông Nô và thành phố Gia Nghĩa được chọn khảo sát, (việc chọn mẫu khảo sát được thực hiện theo phương pháp phân tầng nhiều giai đoạn. Trong đó việc chọn huyện và xã sẽ được thực hiện theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện (hay còn gọi là mẫu chỉ định) với hình thức trả lời khảo sát trực tuyến đã đem đến sự tiện lợi cho cha mẹ học sinh tham gia. Toàn tỉnh có 4.485 cha, mẹ học sinh, học sinh trả lời phiếu về sự hài lòng đối với dịch vụ giáo dục công dành cho trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.
Để nâng cao chất lượng hoạt động các cơ sở giáo dục nâng cao mức độ hài lòng học sinh, cha, mẹ học sinh, Ngành giáo dục tỉnh Đắk Nông
Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”;
Tiếp tục đẩy mạnh công tác CCHC theo chỉ đạo của đồng chí Trưởng ban CHCC, Giám đốc Sở GDĐT, cụ thể:
- Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện/ thành phố
Hướng dẫn các cơ sở giáo dục trực thuộc, triển khai, rà soát và xây dựng các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chỉ số theo các tiêu chí của Bộ công cụ khảo sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân đối với dịch vụ giáo dục công trên địa bàn, phát huy ưu điểm trong những lĩnh vực có chỉ số hài lòng cao và khắc phục những vấn đề còn tồn tại trong những lĩnh vực có chỉ số hài lòng thấp hơn, đặc biệt là cấp THCS
- Đối với các đơn vị trực thuộc Sở (cấp học THPT)
Đặc biệt thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng của người dân:
– Về cơ sở vật chất của nhà trường (chú trọng công trình nhà vệ sinh học sinh);
– Về kết quả giáo dục (chú trọng công tác rèn luyện đạo đức và khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn cuộc sống, chú trọng kết quả học sinh đậu vào các trường đại học có uy tín cao, thi học sinh giỏi khu vực, quốc gia…);
– Về hoạt động giáo dục (chú trọng tổ chức hoạt động giáo dục phù hợp với tình hình thực tiễn từng đơn vị, phù hợp với văn hóa xã hội từng địa phương; phương pháp dạy học của giáo viên theo hướng hiện đại, hiệu quả; hình thức, phương pháp đánh giá kết quả học tập đa dạng; việc phụ đạo học sinh yếu kém nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, đồng thời bồi dưỡng học sinh giỏi theo hướng mũi nhọn nhằm nâng cao vị thế giáo dục của đơn vị, của tỉnh trên toàn quốc);
– Về tiếp cận dịch vụ giáo dục của nhà trường (chú trọng cung cấp thông tin tuyển sinh, công khai các nguồn vốn xã hội hóa).
Sở GDĐT yêu cầu các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm túc các giải pháp này nhằm nâng cao các chỉ số có nội dung liên quan đến giáo dục như: sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ giáo dục công nói riêng, chỉ số PCI (chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh), chỉ số PAPI nói chung.
Hằng Nga – Phòng TCCBTC