Kết quả khảo sát, đo lường sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ giáo dục công trên địa bàn tỉnh Đắk Nông năm 2023
Lượt xem:
Thực hiện Kế hoạch số 43/KH- SGDĐT ngày 14/3/2023 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai thực hiện Đề án “Đo lường sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ giáo dục công trên địa bàn tỉnh Đắk Nông năm 2023”; theo đó Hội đồng kahỏ sát cấp tỉnh chọn 03 huyện là Đắk Rlấp, Cư Jút và Đắk Mil với tất cả các bậc học, cấp học, kết quả khảo sát như sau:
1.Đặc điểm đối tượng khảo sát
Đối với bậc học mầm non, tiến hành khảo sát 525 cha, mẹ học sinh; Cha mẹ học sinh cấp Tiểu học: khảo sát 656 cha, mẹ học sinh; Cha mẹ học sinh cấp THCS: khảo sát 1016 cha, mẹ học sinh; Cha mẹ THPT: khảo sát 923 cha, mẹ học sinh; Học sinh THPT: khảo sát 923 học sinh; Học sinh Trung tâm giáo dục thường xuyên: khảo sát 180 học sinh. Đối tượng khảo sát có đặc điểm về giới tính, dân tộc và trình độ, cụ thể như sau:
Qua biểu đồ trên cho thấy, đặc điểm giới tính: đối với cha mẹ có con học mầm non, chủ yếu người dân là nữ tham gia trả lời khảo sát; các cấp học khác tỷ lệ cha mẹ học sinh và học sinh nam tham gia trả lời khảo sát nhiều hơn. Đặc điểm về dân tộc cho thấy: cấp tiểu học có tỷ lệ cha mẹ là người DTTS là cao nhất (66%), do các trường tiểu học được chọn khảo sát nằm trên địa bàn có đông người dân là DTTS, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. Đồng thời cấp tiểu học trình độ người dân tham gia khảo sát là thấp nhất, trình độ trên THPT chiếm tỷ lệ 8%; điều này có thể là do sự nhầm lẫm của người dân giữa trình độ người trả lời khảo sát với trình độ của học sinh.
(Số liệu cụ thể tại Phụ lục 2 và Phụ lục 3).
2. Sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ giáo dục công
2.1. Tỷ lệ hài lòng
2.1.1. Dịch vụ giáo dục của nhà trường mầm non
Theo biểu đồ trên, trong 05 lĩnh vực dịch vụ giáo dục, lĩnh vực tiếp cận dịch vụ giáo dục có tỷ lệ người dân hài lòng và rất hài lòng là cao nhất; 03 lĩnh vực môi trường giáo dục, hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục có tỷ lệ hài lòng là thấp nhất.
Đối sánh tỷ lệ hài lòng của người dân ở 03 địa bàn khảo sát đối với lĩnh vực dịch vụ giáo dục, ta thấy: 1) Lĩnh vực tiếp cận dịch vụ giáo dục: ở huyện Đắk Mil được đánh giá vượt trội (96%), thấp nhất là huyện Đắk Lấp (84%); 2) về cơ sở vật chất, trường mầm non ở huyện Đắk Mil được đánh giá cao nhất (88% hài lòng và rất hài lòng), huyện Cư Jút được đánh giá thấp nhất (81%), tuy nhiên con số này chưa phản ánh được thực trạng cụ thể ở 2 huyện, do trường mầm non trên địa bàn Cư Jút được lựa chọn nằm ở vùng khó khăn, tỷ lệ người dân tộc thiểu số cao hơn ở huyện Đắk Mil. 3) về môi trường giáo dục, hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục có tỷ lệ hài lòng ở các huyện là không có sự chênh lệch lớn (huyện Cư Jút được đánh giá cao nhất, huyện Đắk R’lấp là thấp nhất), tuy vậy tỷ lệ hài lòng ở cả 03 huyện khá thấp (<70%), điều này đưa ra nhiệm vụ cho ngành giáo dục cần phải có giải pháp cụ thể và hiệu quả hơn để nâng cao chất lượng môi trường giáo dục; các hoạt động giáo dục, đặc biệt là kết quả về sự phát triển và tiến bộ của trẻ.
Trong toàn tỉnh, lĩnh vực tiếp cận dịch vụ giáo dục được đánh giá tỷ lệ hòa lòng và rất hài lòng là cao nhất (88%); cơ sở vật chất (83%); môi trường giáo dục và hoạt động giáo dục đều 64%; kết quả hoạt động giáo dục về sự phát triển và tiến bộ của trẻ có tỷ lệ hài lòng và rất hài lòng là thấp nhất (63%).
2.1.2. Dịch vụ giáo dục của nhà trường tiểu học
Theo biểu đồ trên, các nội dung dịch vụ giáo dục ở tiểu học có tỷ lệ người dân hài lòng và rất hài lòng là tương đương nhau.
Đối sánh các lĩnh vực ở từng địa bàn khảo sát, tỷ lệ hài lòng ở huyện Đắk R’lấp là thấp nhất, huyện Cư Jút và Đắk Mil là tương đương nhau và đều có tỷ lệ hài lòng rất cao (> 90%).
Trong toàn tỉnh, lĩnh vực môi trường giáo dục được đánh giá cao nhất (95%), tiếp cận dịch vụ giáo dục và hoạt động giáo dục bằng nhau, có tỷ lệ 94%; cơ sở vật chất được đánh giá thấp nhất (90%); kết quả hoạt động giáo dục có tỷ lệ 91%.
2.1.3. Dịch vụ giáo dục của nhà trường THCS
Theo biểu đồ trên, các nội dung dịch vụ giáo dục ở THCS có tỷ lệ người dân hài lòng và rất hài lòng là tương đương nhau.
Đối sánh các lĩnh vực ở từng địa bàn khảo sát, tỷ lệ hài lòng ở huyện Đắk R’lấp là thấp nhất và đều <80%, huyện Đắk Mil có tỷ lệ hài lòng là cao nhất và đều >90%.
Trong toàn tỉnh, tỷ lệ hài lòng của người dân giữa các lĩnh vực dịch vụ giáo dục và tương đương nhau, từ 80% – 87%.
2.1.4. Dịch vụ giáo dục của nhà trường khảo sát đối với cha mẹ học sinh THPT
Theo biểu đồ trên, các nội dung dịch vụ giáo dục ở THPT, khi khảo sát người dân là đại diện cha, mẹ học sinh có tỷ lệ hài lòng và rất hài lòng là tương đương nhau.
Đối sánh tỷ lệ hài lòng của từng lĩnh vực dịch vụ, trên từng địa bàn, cho thấy: huyện Cư Jút có tỷ lệ cao nhất (từ 87-94%), thấp nhất là huyện Đắk R’lấp (từ 74-83%).
Trên toàn tỉnh, lĩnh vực cơ sở vật chất và môi trường giáo dục được đánh giá thấp nhất (80%); tiếp cận dịch vụ giáo dục và kết quả giáo dục có tỷ lệ bằng nhau (85%); hoạt động giáo dục có tỷ lệ cao nhất (85%).
2.1.5. Dịch vụ giáo dục của nhà trường khảo sát đối với đối với học sinh THPT
Theo biểu đồ trên, các nội dung dịch vụ giáo dục ở THPT, khi khảo sát học sinh có tỷ lệ hài lòng và rất hài lòng là tương đương nhau.
Đối sánh tỷ lệ hài lòng của từng lĩnh vực dịch vụ, trên từng địa bàn, cho thấy: huyện Cư Jút có tỷ lệ cao nhất (từ 86-92%), thấp nhất là huyện Đắk R’lấp (từ 63-74%).
Trên toàn tỉnh, lĩnh vực cơ sở vật chất đánh giá thấp nhất (73%); tiếp cận dịch vụ giáo dục (79%); kết quả giáo dục (80%); hoạt động giáo dục và môi trường giáo dục có tỷ lệ cao nhất (82%).
2.1.6. Dịch vụ giáo dục của nhà trường khảo sát đối với giáo dục thường xuyên
Theo biểu đồ trên, các nội dung dịch vụ giáo dục ở GDTX, khi khảo sát học sinh có tỷ lệ hài lòng và rất hài lòng là tương đương nhau.
Đối sánh tỷ lệ hài lòng của từng lĩnh vực dịch vụ, trên từng địa bàn, cho thấy: huyện Cư Jút có tỷ lệ cao nhất (từ 8-96%), thấp nhất là huyện Đắk R’lấp (từ 78-87%).
Trên toàn tỉnh, lĩnh vực cơ sở vật chất đánh giá thấp nhất (80%); tiếp cận dịch vụ giáo dục (86%); kết quả giáo dục; hoạt động giáo dục và môi trường giáo dục có tỷ lệ cao bằng nhau (88%).
Chi tiết tại phụ lục 4, 5, 6, 7, 8, 9.
2.2. Dịch vụ giáo dục của nhà trường khảo sát từng cấp học, từng lĩnh vực và trên toàn tỉnh
Dựa vào biểu đồ 8: tỷ lệ hài lòng của từng lĩnh vực dịch vụ giáo dục và khảo sát trên từng cấp học, trên toàn tỉnh, cụ thể như sau:
2.2.1. Dịch vụ giáo dục của nhà trường khảo sát từng cấp học
– Đối với mầm non: lĩnh vực cơ sở vật chất có tỷ lệ hài lòng là thấp nhất (83%); lĩnh vực môi trường giáo dục có tỷ lệ hài lòng cao nhất (91%), tỷ lệ hài lòng chung đối với mầm non là 88%.
– Đối với tiểu học: lĩnh vực cơ sở vật chất có tỷ lệ hài lòng là thấp nhất (90%); lĩnh vực môi trường giáo dục có tỷ lệ hài lòng cao nhất (95%), tỷ lệ hài lòng chung là 93%.
– Đối với THCS: lĩnh vực cơ sở vật chất có tỷ lệ hài lòng là thấp nhất (80%); lĩnh vực môi trường giáo dục có tỷ lệ hài lòng cao nhất (88%), tỷ lệ hài lòng chung đối là 86%.
– Đối với THPT khi khảo sát đại diện cha mẹ học sinh: lĩnh vực cơ sở vật chất có tỷ lệ hài lòng là thấp nhất (82%); lĩnh vực hoạt động giáo dục có tỷ lệ hài lòng cao nhất (86%), tỷ lệ hài lòng chung đối là 84%.
– Đối với THPT khi khảo sát học sinh: lĩnh vực cơ sở vật chất có tỷ lệ hài lòng là thấp nhất (73%); lĩnh vực hoạt động giáo dục, môi trường giáo dục có tỷ lệ hài lòng cao nhất (82%), tỷ lệ hài lòng chung đối là 79%.
– Đối với GDTX: lĩnh vực cơ sở vật chất có tỷ lệ hài lòng là thấp nhất 78%); lĩnh vực môi trường giáo dục có tỷ lệ hài lòng cao nhất (89%), tỷ lệ hài lòng chung đối là 86%.
Như vậy: trong 5 cấp học, tỷ lệ hài lòng của học sinh THPT đối với dịch vụ giáo dục công là thấp nhất (79%), ở tiểu học tỷ lệ hài lòng là cao nhất (93%).
2.2.2. Dịch vụ giáo dục công khảo sát trên toàn tỉnh
Lĩnh vực cơ sở vật chất có tỷ lệ hài lòng là thấp nhất 81%); lĩnh vực môi trường giáo dục có tỷ lệ hài lòng cao nhất (87%), tỷ lệ hài lòng chung đối là 85%.
Chi tiết ở phụ lục số 9.
2.3. Tỷ lệ đáp ứng so với mong đợi
Tỷ lệ đáp ứng của trường/ trung tâm giáo dục thường xuyên so với mong đợi của người dân đối với dịch vụ giáo dục công trên địa bàn tỉnh Đắk Nông cụ thể như sau:
2.3.1. Tỷ lệ hài lòng toàn diện (TLHLTD) là tỷ lệ phần trăm đối tượng lựa chọn đáp án hài lòng, rất hài lòng với tất cả câu hỏi trong phiếu khảo sát.
– Tỷ lệ hài lòng toàn diện ở lĩnh vực môi trường giáo dục là cao nhất, toàn tỉnh đạt 78,70%; thấp nhất là cơ sở vật chất đạt 67,73%.
– Tỷ lệ hài lòng toàn diện trong tất cả các lĩnh vực dịch vụ giáo dục công, huyện Đắk R’lấp có tỷ lệ 66,57%; huyện Đắk Mil có tỷ lệ 79,90%; huyện Cư Jut có tỷ lệ 81,43% và toàn tỉnh là 75,97%.
Số liệu cụ thể tại Phụ lục 10.
2.3.2. Tỷ lệ hài lòng chung (TLHLC) là trung bình cộng tỷ lệ phần trăm các câu hỏi có lựa chọn đáp án hài lòng, rất hài lòng
Trong các lĩnh vực dịch vụ giáo dục công, tỷ lệ hài lòng chung ở huyện Cư Jut cao nhất (từ 85,37% – 93,31%), thấp nhất là huyện Đắk R’lấp (từ 76,35% – 84,46%); lĩnh vực môi trường giáo dục được đánh giá hài lòng cao nhất, lĩnh vực cơ sở vật chất có tỷ lệ hài lòng chung là thấp nhất.
Số liệu cụ thể tại Phụ lục 10
Từ Kế quả thu được, Hội đồng khảo sát đã chỉ ra các Giải pháp sau:
Để nâng cao chất lượng dịch vụ giáo dục công trong các trường công lập trên địa bàn tỉnh, các cơ sở giáo dục công lập cần thực hiện các giải pháp sau:
Thứ nhất: Giải pháp nâng cao tiếp cận dịch vụ giáo dục
– Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quảng bá, thuyền thông các thông tin về dịch vụ giáo dục trong nhà trường như: thông tin tuyển sinh, quy định chuyển trường, công khai các khoản phí, đóng góp theo nguồn ngân sách nhà nước, nguồn xã hội hóa.
– Đảm bảo tính minh bạch, khách quan trong nguồn kinh phí xã hội hóa.
Thứ hai: Giải pháp nâng cao cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học
– Xây dựng kế hoạch chi tiết, lộ trình thích hợp về sửa chữa, mua mới, xây mới cơ sở vật chất trình cấp có thẩm quyền phê duyệt được kịp thời.
– Xây dựng kế hoạch chi tiết, có lộ trình thích hợp, khoa học, khách quan để thu hút nguồn vốn xã hội hóa đầu tư cơ sở vật chất.
– Tăng cường trồng cây xanh để đảm bảo bóng mát cho sân chơi, bãi tập.
Thứ 3: Giải pháp nâng cao Môi trường giáo dục
– Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý và công khai kết quả học tập đến từng học sinh và đại diện cha, mẹ học sinh.
– Tăng cường giáo dục đạo đức lối sống lành mạnh, yêu thương, đoàn kết trong học sinh và cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường.
Thứ 4: Giải pháp nâng cao chất lượng Hoạt động giáo dục
– Tăng cường vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, vận dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
– Vận dụng hiệu quả phương pháp đánh giá học sinh theo hướng phát triển năng lực.
– Giáo viên cần phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tìm hiểu công nghệ thông tin, các lĩnh vực khác có liên quan đến chuyên môn để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của học sinh.
Thứ 5: Giải pháp nâng cao kết quả học tập
– Tăng cường cung cấp các kiến thức có nhiều ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống.
– Tăng cường các giải pháp phụ đạo học sinh yếu, kém.
Sở GDĐT yêu cầu các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm túc các giải pháp này nhằm nâng cao các chỉ số có nội dung liên quan đến giáo dục như: sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ giáo dục công nói riêng, chỉ số PCI (chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh), chỉ số PAPI nói chung.
Văn phòng Sở GDĐT