Hiện đại hóa nền hành chính là một bộ phận phận quan trọng không thể thiếu
Lượt xem:
Hiện đại hóa nền hành chính là một bộ phận phận quan trọng không thể thiếu được trong công cuộc đổi mới nói chung và cải cách hành chính nói riêng. Trong đó, Công nghệ thông tin là một công cụ hữu hiệu trong công tác quản lý và hoạt động chuyên môn ở tất cả các lĩnh vực kinh tế – xã hội trong giai đoạn hiện nay; là một trong những động lực quan trọng phát triển kinh tế tri thức, xã hội thông tin, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia nói chung, tỉnh nói riêng trong quá trình hội nhập quốc tế, chỉ số phát triển con người; góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đảm bảo phát triển nhanh, bền vững đất nước. Trong thời gian qua, các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều cố gắng nỗ lực trong việc triển khai ứng dụng CNTT vào trong các hoạt động của cơ quan, đơn vị, nhất là công tác cải cách hành chính nói chung và giải quyết thủ tục hành chính nói riêng và đã đạt những kết quả nhất định.
Tuy nhiên, so với yêu cầu đặt ra thì tỷ lệ phát sinh hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính qua hình thức trực tuyến còn chưa đật yêu cầu đặt ra. Việc ứng dụng công nghệ thông tin tại bộ phận Văn phòng nhằm giải quyết thủ tục hành chính của các trường trong tỉnh còn nhiều hạn chế, chưa mang lại hiệu quả cao. Một phần do nhận thức về vai trò, vị trí của CNTT chưa thực sự đầy đủ, hạn chế về trình độ, năng lực quản lý, kỹ năng áp dụng trong chuyên môn, nghiệp vụ cũng như cơ sở hạ tầng.
Để CNTT được ứng dụng rộng rãi, nâng cao hiệu quả trong thực hiện công tác cải cách hành chính, thiết lập một môi trường làm việc mới, hiện đại hơn trong tổ chức hoạt động giải quyết thủ tục hành chính tại các đơn vị trực thuộc cần thực hiện các giải pháp sau:
Thứ nhất: Chú trọng đổi mới tư duy, đổi mới phương pháp tiếp cận
Tuyên truyền phải đi vào thực chất, hiệu quả, có trọng tâm trong từng thời kỳ; tăng cường trao đổi thông tin hai chiều kịp thời, chính xác, nhìn thẳng vào sự thật sự việc, không né tránh những vấn đề nhạy cảm; nói ngắn, viết ngắn, thông tin nhanh, đi vào những nội dung trọng tâm, cốt lõi… Công tác tuyên truyền luôn phải “đi trước một bước”, chủ động nắm sát diễn biến tư tưởng, định hướng tư tưởng đúng đắn và kịp thời; dự báo trước các vấn đề tư tưởng sẽ nảy sinh để có phương án giải quyết kịp thời, hiệu quả.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và các phương pháp tuyên truyền hiện đại. Đa dạng hóa phương thức tuyên truyền, tiếp tục phát huy sức mạnh của truyền thông và chủ động nắm vững lĩnh vực công nghệ thông tin, Internet, sử dụng có hiệu quả các mạng xã hội như Facebook, Zalo… để góp phần nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền.
Thứ hai: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác cải cách hành chính
Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực đặc biệt là năng lực tổng hợp, phân tích, dự báo và kỹ năng xử lý công nghệ thông tin. Giúp họ nhận thức được tầm quan trọng của công tác mà họ đang phụ trách, họ là chiếc cầu nối giữa công nghệ thông tin với người dân, người dân có tin tưởng vào việc giải quyết thủ tục hành chính dưới hình thức trực tuyến hay không, tin tưởng vào chính quyền điện tử hay không điều đó phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ cán bộ này. Để đạt được như vậy, một mặt cần nâng cao đào tạo trình độ chuyên môn, kỹ năng công nghệ thông tin, mặt khác cần chọn lựa những cán bộ, viên chức có đạo đức, lối sống lành mạnh, giản dị sẵn sàng phục vụ nhân dân.
Thứ ba: Hoàn thiện một số chính sách, chế độ đối với cán bộ phụ trách công tác cải cách hành chính
Tập trung đẩy mạnh tuyên truyền gương người tốt, việc tốt trong quá trình thực hiện công tác cải cách hành chính để kịp thời nhân rộng trong xã hội với phương châm “lấy cái tốt dẹp cái xấu”; đổi mới cách thức tuyên truyền gương người tốt, việc tốt, các phong trào thi đua yêu nước theo hướng thiết thực, kịp thời, đúng người, đúng việc. Quy định rõ trách nhiệm của cấp ủy, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu của cơ quan, đơn vị trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác cải cách hành chính. Gắn trách nhiệm của người đứng đầu với kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính và nhiệm vụ chính trị được giao. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm trực tiếp về kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính của cơ quan, đơn vị mình phụ trách.Đưa kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính thành một trong những tiêu chí quan trọng trong kiểm điểm, đánh giá, phân loại, khen thưởng tổ chức, cá nhân hàng năm.
Hằng năm ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền để lãnh đạo, chỉ đạo công tác cải cách hành chính, mỗi cơ sở giáo dục và đào tạo phân công một cán bộ lãnh đạo làm đầu mối trong việc tổ chức thực hiện cải cách hành chính của đơn vị. Nâng cao chất lượng, hiệu quả thực thi công vụ của cán bộ, viên chức.
Gắn công tác thi đua, khen thưởng với thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính đã được Sở GDĐT chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, gắn việc thực hiện hoàn thành nhiệm vụ CCHC với mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm từ đó tiếp tục nâng cao tinh thần, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác cải cách hành chính của các đơn vị.
Thứu 4: Hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính
Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ công tác giải quyết thủ tục hành chính tại các đơn vị trực thuộc. Nâng cao hiệu quả chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính các đơn vị trường học. Để tạo được niềm tin cho nhân dân, phụ huynh khi tham gia giải quyết thủ tục hành chính bằng hình thức trực tuyến, online thì yếu tố vô cùng quan trọng đó là kết quả thủ thục hành chính phải chính xác, nhanh hơn giải quyết trực tiếp, muốn vậy ngoài yếu tố con người ra máy móc, thiết bị, đường truyền là vô cùng quan trọng. Không để tình trạng đang xử lý hồ sơ thì đường truyền yếu, móc móc trục trặc, lỗi mạng dẫn đến kết quả giải quyết thủ tục hành chính chậm.
Thứ năm: Tiếp tục thực hiện các giải pháp để tăng cường hiệu quả trong ứng dụng công nghệ thông tin
Tăng cường sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4; Đảm bảo cập nhật thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho tổ chức, cá nhân khi tham gia giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ công trực tuyến; Chủ động tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức về lợi ích và sự thuận tiện của dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 để các tổ chức, người dân biết để sử dụng.
Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các văn bản về ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, công tác chuyên môn nhằm hướng tới mục tiêu cuối cùng là nâng cáo chất lượng giáo dục, góp gần đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho địa phương và đáp ứng sự hài lòng của người dân về chất lượng dịch vụ công giáo dục, cụ thể: Quyết định số 687/QĐ-UBND ngày 25/4/2017 ban hành Kế hoạch triển khai Đề án Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy-học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016-2010, định hướng 2025 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, QĐ số 1965/QĐ-UBND ngày 16/11/2016 của UBND tỉnh về phê duyệt Chương trình phát triển nguồn nhân lực CNTT tỉnh Đắk Nông đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025; QĐ số 952/QĐ-UBND ngày 26/6/2019 của UBND tỉnh Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Ngị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trong tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025; Quyết định số 952/QĐ-UBND ngày 26/6/2019 của UBND tỉnh Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Ngị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trong tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025.
Kế hoạch số 415/KH-UBND ngày 10/6/2021 của UBND tỉnh Đắk Nông về triển khai Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 tỉnh Đắk Nông.